Tạo động lực cho trẻ em học tiếng Anh
Mục lục bài viết
Đối với việc học tiếng Anh thì đôi khi bạn sẽ gặp chán nản mà vấn đề này không những xảy ra ở người lớn mà còn đối với trẻ em đây là một cách thường xuyên. Bởi vì có quá nhiều cách dạy tiếng Anh cho trẻ nhưng không hề nói đến việc kích thích sự tò mò và ham học hỏi của bé Và câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để trẻ cảm thấy hứng thú khi học học tiếng Anh? Đây là một câu hỏi mà đại đa số các phụ huynh lo lắng. Nên dưới đây Phuong Nam Education sẽ đưa ra một số cách tạo động lực cho trẻ em khi học tiếng Anh.
Hãy biến việc học tiếng Anh cho trẻ trở nên vui vẻ và thú vị
Học ngoại ngữ phải là một trải nghiệm thú vị và bổ ích. Cố gắng kết hợp một yếu tố vui nhộn vào các hoạt động. Trẻ em tự nhiên thích chơi và yêu thích các trò chơi để luyện nói và học từ vựng hoặc ngữ pháp mới. Thay vì bắt ép chúng học trong sách giáo khoa nhàm chán thì hãy thử các trò chơi bài như Trí nhớ, các trò chơi hành động như Simon nói, hoặc các trò chơi trên bàn như Rắn và thang. Đây là các trò chơi bằng tiếng Anh phổ biến và giúp trẻ em có thêm động lực học tiếng Anh và vừa có thể vừa học vừa chơi từ đó tạo ra tâm lý vui vẻ và kích thích trẻ em học tiếng Anh thông qua những trò chơi bổ ích này.
Tạo ra cho trẻ em một môi trường học lôi cuốn, không áp lực
Ba mẹ tạo động lực cho trẻ học tiếng Anh
Ba mẹ như là một tấm gương sáng để con trẻ noi theo và hành động theo. Chính vì thế nếu trẻ nhỏ thấy ba mẹ chúng học tiếng Anh, xem phim Tiếng Anh hoặc nói tiếng Anh thì chúng sẽ bắt chước theo và chúng sẽ luyện tập tiếng Anh một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, ngoài việc để con trẻ tự học tiếng Anh thì ba mẹ hãy cùng bé học tiếng Anh để con trẻ có thêm niềm vui vì có người đồng hành. Thêm vào đó hãy dành nhiều lời khuyên, lời khen ngợi, khuyến khích sẽ làm tăng sự tự tin và động lực cho trẻ học tiếng Anh.
Cha mẹ kết hợp để học cùng con cái
Quan sát tính cách và sở thích của trẻ
Với phương pháp này, các phụ huynh hãy để cho trẻ tự lựa chọn theo tính cách và sở thích của chúng vì thế sẽ giúp chúng thoải mái học mà không bị ép buộc. Chẳng hạn như đối với những đứa trẻ rất hiếu động có thể thích chơi những trò chơi hành động hoặc liên quan đến thể thao thì chúng ta sẽ kết hợp việc chơi với những chủ đề tiếng Anh về thể thao và phim hành động. Ngược lại đối với những đứa trẻ trầm tính hơn thì có thể thích những trò chơi ghép chữ hoặc các trò chơi về trí tuệ thì bạn có thế hướng chúng tới các chủ đề tiếng Anh về từ vựng hay liên quan đến trí tuệ.
Chú ý quan sát về sở thích cũng như tính cách của trẻ em
Chú ý tới tâm trạng của trẻ nhỏ khi học tiếng Anh
Đây là phần khá quan trọng khi bạn bắt đầu việc dạy tiếng Anh cho trẻ đây cũng là phần để tạo ra thói quen học tiếng Anh cho trẻ dựa trên tâm trạng vui buồn của bé. Ba mẹ nên lựa chọn đúng thời điểm mà con đang thật sự sẵn sàng để học tiếng Anh. Một tâm trạng thoải mái bao giờ cũng sẽ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Ví dụ như đừng đặt áp lực bắt trẻ phải học tiếng Anh khi con vừa về đến nhà sau một ngày học tập căng thẳng và mệt mỏi ở trường điều này là bạn đang cố gắng ép học và sẽ gây ra biểu hiện chán nản và tạo cảm giác sợ sệt đối với việc học ngôn ngữ . Và trước khi bắt đầu quá trình học tiếng Anh, bạn có thể bắt đầu chơi một trò chơi tiếng Anh nho nhỏ để “thăm dò” tâm trạng của bé. Nếu bé có biểu hiện không chịu tiếp nhận, tốt hơn hết là bạn nên dời việc học sang một khoảng thời gian khác phù hợp hơn.
Hãy dạy trẻ em khi chúng thoải mái và sẵn sàng để học nhất
Tạo ra các tình huống cụ thể trong việc học tiếng Anh
Trẻ em rất thích các trò chơi nhập vai hay còn được nhắc đến là những trò chơi hóa thân thành những nhân vật trong phim, truyện tranh. Vì thế, bạn hãy gợi ý một số tình huống để trẻ có cơ hội hóa thân thành các nhân vật trong câu chuyện, hay một bộ phim nào đó bằng tiếng Anh. Ví dụ như bạn đặt ra một tình huống bất kì tại cửa hàng đồ chơi, trên xe buýt, tại nhà hàng,... và yêu cầu con chọn một phân cảnh. Nếu con chọn đóng vai nhân vật khách hàng và ba mẹ là chủ cửa hàng, hãy cung cấp từ vựng tiếng Anh cho trẻ và cấu trúc câu đơn giản để hỗ trợ con và cho con làm quen dần với tiếng Anh. Thay phiên nhau đóng vai sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ hơn, dần dần trẻ sẽ biết cách diễn đạt hơn trong các cuộc hội thoại tiếng Anh.
Tạo ra công cụ học để kích thích sự sáng tạo của trẻ nhỏ
Ngoài việc đóng vai như trên, bạn cũng đừng quên tạo ra những dụng cụ hỗ trợ thực tế để tăng sự hấp dẫn của trò chơi như làm vé, thẻ xe hay thực đơn trong nhà hàng,… vì bạn càng nhiệt tình đóng vai của mình, con bạn sẽ càng có động lực học tiếng Anh nhiều hơn.
Trên đây là một số cách để tạo ra động lực giúp học tiếng Anh cho trẻ một cách hiệu quả và quên đi cảm giác chán nản. Phuong Nam Education hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích được trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ của các phụ huynh.
Tags: Động lực cho trẻ học tiếng Anh, tiếng Anh cho trẻ, cách dạy tiếng Anh cho trẻ, phương pháp học tiếng Anh cho trẻ, học tiếng Anh cùng bé, làm thế nào để tạo động học tiếng Anh cho trẻ, hướng dẫn tạo thói quen học tiếng Anh cho trẻ, thúc đẩy trẻ em học tiếng Anh bằng cách tạo động lực.